Máy tính bị chậm nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục

Tin tức

Laptop hoặc máy tính bị chậm, lag và treo máy sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp nguyên nhân gây ra tình trạng này và chia sẻ cách khắc phục để máy tính hoạt động bình thường.

Những nguyên nhân khiến máy tính bị chậm khi sử dụng

Máy tính hay laptop bị chậm khiến ta cảm thấy rất khó chịu, mang lại cảm giác không thoải mái khi sử dụng. Vậy trước khi khắc phục tình trạng này, đầu tiên phải biết được nguyên nhân vì sao tốc độ của máy không như lúc đầu. Và đây là những nguyên nhân máy tính bị chậm phổ biến nhất hiện nay:

Lỗi bad sector trên ổ cứng khiến máy tính bị chậm

Ổ cứng có vai trò lưu trữ và truy xuất dữ liệu. Trong hệ điều hành windows, ổ đĩa C là nơi lưu trữ những tệp tin chính của hệ điều hành. Khi ổ đĩa bị lỗi bad sector là tình trạng ổ đĩa phân chia vùng nhỏ, bộ nhớ không thể truy xuất thông tin. Ổ đĩa sẽ bị hạn chế dung lượng khiến tốc độ máy tính bị giảm.

Ổ cứng bị bad làm máy tính bị chậm
Ổ cứng bị bad làm máy tính bị chậm

Cài đặt quá nhiều phần mềm không cần thiết

Nếu máy bạn có bộ nhớ nhỏ nhưng lại tải quá nhiều phần mềm có dung lượng lớn. Các phần mềm đều cần một số dung lượng trống để hoạt động hiệu quả, vì vậy khi tải quá nhiều phần mềm sẽ rất tốn dung lượng của ổ cứng. Điều này khiến cho máy tính, laptop bị chậm hơn so với lúc ban đầu.

Máy tính bị chậm vì cài quá nhiều phần mềm
Máy tính bị chậm vì cài quá nhiều phần mềm

Driver cũ chiếm nhiều dung lượng 

Bất kỳ sử dụng thiết bị nào, việc cập nhật luôn giúp máy tối ưu hơn. Thông thường nhiều người sẽ nghĩ “Cập nhập thì sẽ thêm dung lượng làm chậm máy tính”. Tuy nhiên hiện nay, Windows luôn biết cách làm hài lòng người dùng. Mỗi cập nhật của windows luôn làm mới driver với dung lượng nhỏ hơn nhằm tăng tốc độ của hệ thống.

Diver cũ
Diver cũ

Phần cứng bị bẩn và quá cũ kĩ

Tưởng rằng, máy tính bị chậm do phần mềm trong máy hoạt động không hiệu quả. Tuy nhiên, phần cứng cũng ảnh hưởng tới tốc độ làm việc của máy. Ví dụ: quạt làm mát lâu ngày không vệ sinh, quạt không tối ưu khiến cho máy tính tăng nhiệt độ. Để bảo vệ máy, hệ thống sẽ tự động giảm hiệu suất, đây là nguyên nhân chính làm cho máy tính bị chậm đi đáng kể.

Phần cứng bị bẩn
Phần cứng bị bẩn

>> Xem thêm: Pin Laptop – Nguyên nhân pin laptop bị hư

Một số cách khắc phục máy tính bị chậm hiệu quả

Cùng Hoàng Tiến Computer tìm hiểu cách khắc phục khi máy tính bị chậm bên dưới nhé

Dọn sạch các file không cần thiết

Như đã nói về nguyên nhân ở trên, tình trạng ổ cứng quá nhiều không còn vùng trống để máy tính tối ưu. Vì vậy xóa bỏ các tệp tin không cần thiết, giảm dung lượng lưu trữ, mở rộng thêm không gian cho ổ cứng sẽ giúp tốc độ của máy tính được cải thiện.

Dọn dẹp file
Dọn dẹp file 

Tắt các ứng dụng chạy nền chiếm nhiều bộ nhớ xử lý

Các ứng dụng sau khi sử dụng, vẫn xuất hiện chạy nền trong hệ thống. Khi mở những ứng dụng mới, bộ nhớ sẽ phải xử lý cả ứng dụng mới lẫn ứng dụng đang chạy nền. Vì vậy, nên tắt các ứng dụng chạy nền để máy tính không bị chậm.

Tắt các ứng dụng nền không làm máy tính bị chậm
Tắt các ứng dụng nền không làm máy tính bị chậm

Làm sạch, mát máy tính để máy tính hoạt động nhanh hơn

Khi vệ sinh sạch hay làm mát các phần cứng, máy sẽ hoạt động với hiệu suất ổn định, duy trì tốc độ cho máy. Chúng ta có thể sử dụng các thiết bị chuyên dụng làm sạch máy tính. Hay sử dụng quạt tản nhiệt để làm mát cho máy tính, laptop.

Trang bị thêm quạt tản nhiệt
Trang bị thêm quạt tản nhiệt

Nâng cấp bộ nhớ khả biến (RAM)

Tốc độ truy xuất của ram nhanh hơn so với ổ đĩa. Nâng cấp ram là một cách giúp máy tính của bạn nhanh hơn. Có thể dùng ram có dung lượng lớn hơn, hoặc lắp thêm thanh ram để tăng dung lượng.

Nâng cấp ram
Nâng cấp ram

Phân chia ổ cứng

Cần phải phân lại vùng của các ổ đĩa, giảm dung lượng ổ không dùng tăng ổ hệ điều hành. Các bước để phân chia ổ cứng tối ưu cho máy tính:

  • Bước 1: Click chuột phải vào my computer, sau đó chọn manager.
  • Bước 2: Xuất hiện bảng management chọn disk management.
  • Bước 3: Chọn ổ đĩa hệ điều hành rồi click chuột phải -> nhấn vào shrink volume.
  • Bước 4: Ghi số dung lượng muốn tăng thêm rồi chọn shrink để bắt đầu.
Phân chia ổ cứng phù hợp giúp máy chạy nhanh hơn
Phân chia ổ cứng phù hợp giúp máy chạy nhanh hơn

Không sử dụng cùng lúc nhiều phần mềm

Máy tính nào cũng vậy, khi mở quá nhiều phần mềm một lúc, máy tính sẽ không kịp xử lý hết tất cả. Tắt những phần mềm không cần thiết khi sử dụng. Hạn chế một số phần mềm tự động mở khi khởi động hệ thống.

Kết luận

Khi đã biết được nguyên nhân máy tính bị chậm, ta có thể tìm ra được cách khắc phục hiệu quả nhất. Mong sau bài viết này, bạn sẽ cải thiện được tốc độ của máy tính. Nếu còn thắc mắc hay chưa khắc phục được tình trạng máy tính, laptop bị chậm. Hãy liên hệ với hoangtiencomputer.com để được tư vấn và sửa chữa với giá tốt nhất.

0.0           0 đánh giá
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
0% | 0
Máy tính bị chậm nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục

Cám ơn bạn đã gửi đánh giá cho sản phẩm này! Đánh giá của bạn sẻ giúp chúng tôi cải thiện chất lượng dịch vụ hơn nữa.

Gửi ảnh thực tế

Chỉ chấp nhận JPEG, JPG, PNG. Dung lượng không quá 2Mb mỗi hình

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5 cách sửa lỗi laptop tự tắt màn hình đơn giản tại nhà

5 cách sửa lỗi laptop tự tắt màn hình đơn giản tại nhà

Máy tính tự tắt màn hình nên làm gì? Cách sửa lỗi laptop tự tắt màn hình đơn giản tại...
Cách cài đặt máy in canon trên máy tính cực đơn giản

Cách cài đặt máy in canon trên máy tính cực đơn giản

Cách cài đặt máy in canon trên máy tính như thế? Theo dõi bài viết để biết các bước cài...
4+ phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính tốt nhất

4+ phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính tốt nhất

Có phần mềm nào hỗ trợ kiểm tra cấu hình máy tính hiệu quả hay không? Dưới đây là 4+...
Review 3 loại mực máy in màu phổ biến hiện nay

Review 3 loại mực máy in màu phổ biến hiện nay

Làm thế nào để nhận biết đâu là mực máy in màu phù hợp với máy in của bạn? Review...
So sánh windows 10 và windows 11: Những sự khác biệt

So sánh windows 10 và windows 11: Những sự khác biệt

So sánh windows 10 và windows 11: Vì sao bạn nên nâng cấp hệ điều hành windows 11? Phiên bản...
;